TOEIC 300 – 350 có khó không? Tài liệu luyện thi Toeic 350
Bạn thắc mắc Toeic 300 – 350 có khó không? và cần tài liệu gì để luyện thi Toeic 300 – 350? Tài liệu luyện thi Toeic luôn là công cụ cần thiết để hỗ trợ cho các bạn ôn thi Toeic đạt kết quả cao nhất. Trong bài viết này Homies TOEIC sẽ chia sẻ chi tiết và cụ thể hơn cho các bạn đang tự học Toeic 350 những tài liệu hay, quan trọng để giúp các bạn tự tin chinh phục điểm Toeic như mong muốn.
Mục Lục
1. TOEIC 300 – 350 có khó không?
Với câu hỏi Toeic 300 – 350 có khó không, tuy là một câu hỏi đơn giản nhưng cũng
có rất nhiều bạn hỏi, để trả lời câu hỏi này, Homies Toeic khẳng định với các bạn rằng
Mục Lục
1. 1. TOEIC 300 – 350 có khó không?
2. 2. Tài liệu luyện thi TOEIC 300 – 350
3. 3. Phương pháp học cho Toeic 300 – 350
4. Khóa học luyện thi Toeic 300 – 350 – Học 1 tháng đạt Target
5. 1. Giới thiệu chứng chỉ TOEIC 300 350
6. 2. Khóa học luyện thi TOEIC 300 – 350 tại Homies TOEIC
6.1. 2.1 Homies TOEIC đặc biệt như thế nào?
6.2. 2.2 Khóa học luyện thi TOEIC 300 – 350 tại Homies Toeic
6.3. Lộ Trình Luyện Thi Cụ Thể
7. 03 Vấn Đề Cốt Lõi Để Luyện Thi Thành Công
7.1. Lộ Trình Luyện Thi Cụ Thể
7.2. Học Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
7.3. Duy Trì Kỷ Luật Học Tập
Toeic 300 350 không hề khó, thậm chí là dễ, với những bạn không biết gì về tiếng anh
thì ôn luyện thi trong vông 1 – 3 tháng là hoàn toàn đạt số điểm Toeic 300 – 350 một
cách dễ dàng. Nào ta cùng tìm hiều một số tài liệu ôn luyện thi Toeic 300 350 bên
dưới nhé!
2. Tài liệu luyện thi TOEIC 300 – 350
Tài liệu chính:
Starter TOEIC, Third Edition.
Very Easy TOEIC, Second Edition.
Tài liệu bổ trợ:
Big Step TOEIC 1,2.
Grammar and Vocabulary for the TOEIC Test.
TOEIC Practice Exams.
600 essential words for the TOEIC Test (quyển này là chắc chắn không thể thiếu rồi).
Basic Tactics for Listening.
3. Phương pháp học cho Toeic 300 –350
Muốn đạt được mục tiêu, điều cơ bản đầu tiên là các bạn phải nắm được format của
đề thi cũng như những chủ điểm hay xuất hiện trong cấu trúc đề thi.
Cách học Listening
Basic Tactics for Listening: đối với những bạn có vốn tiếng anh giao tiếp thấp thì việc
nâng cao kỹ năng listening là rất quan trọng vì bài thi TOEIC tập trung chủ yếu vào
phần này, thế nên để luyện nghe cơ bản thì các bạn nên sử dụng giáo trình (hoặc phần mềm) Basic Tactics for Listening, giáo trình này sẽ giúp các bạn cải thiện kỹ năng
nghe thông qua các bài học đối thoại có bối cảnh tương đương với trong kỳ thi TOEIC
như nhà hàng, sân ga, bến tàu, bác sĩ, mua sắm…
Big Step TOEIC 1, 2: Sau khi có vốn nghe cơ bản rồi, các bạn chuyển sang học phần
nghe trong Big Step TOEIC 1, 2. Quyển này cung cấp khá đầy đủ và dễ nhớ thông tin
cũng như các mẹo làm bài trong các hoàn cảnh cụ thể của bài nghe.
>>>Các bạn hãy tham khảo các khóa học luyện thi Toeic tại đây nha
Kỹ năng làm phần Listening trong bài thi TOEIC
Part 1: nghe tranh
Nghe tranh về vật:
Đối với tranh trong nhà (indoor pictures), trọng tâm nghe tập trung vào những đồ vật
trong một căn phòng hoặc trong một office.
Đối với tranh ngoài trời (outdoor pictures), trọng tâm nghe là cảnh vật xung quanh.
Quan sát vị trí của vật trong mối quan hệ với vật khác. Mối quan hệ này được thể hiện
qua các cụm giới từ chỉ vị trí: ví dụ: in front of, behind….
Để ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất của tranh.
Cẩn thận với những từ đồng âm – similar sounding.
Chắc chắn nghe xong 4 lựa chọn mới đưa ra câu trả lời.
Học danh sách những vật ở những nơi hay xuất hiện trong đề thi TOEIC.
Làm quen với những cụm trạng từ chỉ nơi chốn bắt đầu bằng giới từ, những dạng câu
bị động, những động từ dạng V-ed trong câu.
Nghe tranh về người:
Đối với loại tranh có một người xuất hiện, trọng tâm chú ý là hành động của người đó.
Đối với loại tranh có nhiều người xuất hiện cùng một lúc, trọng tâm chú ý là hành động
chung và sự tương tác giữa các đối tượng với nhau.
Xác định chủ ngữ của câu trong tranh.
Người ở trong tranh đang hành động có phù hợp với hành động được miêu tả trong
câu không?
Tân ngữ của động từ có chính xác không?
Nơi chốn trong tranh có phù hợp với miêu tả trong câu không?
Chú ý rằng, câu trả lời có thể là câu miêu tả đồ vật (things) ở trong tranh.
Để ý với một số từ “all, every, both, none…”
Cẩn thận với những từ đồng âm – similar sounding. Chắc chắn nghe xong 4 lựa chọn
mới đưa ra câu trả lời.
Làm quen với những cụm từ hay xuất hiện trong TOEIC có chứa hành động và cử chỉ
của nhân vật, những động từ ở dạng V-ing.
Học từ mới cụ thể được dùng trong một số địa điểm thường xuất hiện trong kì thi
TOEIC.
Part 2: Question & Response
Nghe câu hỏi là “Where”:
Chú ý nghe danh từ chỉ nơi chốn, thường được thể hiện qua những cụm giới từ chỉ nơi
chốn.
Loại những câu trả lời bắt đầu bằng Yes/ No hoặc loại những thông tin không liên
quan, ví dụ thông tin về thời gian, nguyên nhân.
Để ý đến lỗi dùng thì và sự phù hợp giữa Chủ ngữ và Động từ (Subject-Verb
agreement).
Cẩn thận với những từ đồng âm – similar sounding.
Câu trả lời có thể là lựa chọn cung cấp thông tin về một người hoặc một nhóm người
nếu câu hỏi về nguồn gốc của cái gì. Câu trả lời có thể ở dạng “I don’t know”.
Làm quen với những cụm từ chứa giới từ chỉ vị trí và hướng, cách phát âm của những
cụm từ chỉ nơi chốn thường xuyên xuất hiện trong đề thi TOEIC: buildings, cities,
countries…
Nghe câu hỏi là “When”:
Chú ý nghe danh từ chỉ thời gian, thường được thể hiện qua những cụm giới từ chỉ
thời gian.
Loại những câu trả lời bắt đầu bằng Yes/ No hoặc loại những thông tin không liên
quan, ví dụ thôn tin về nơi chốn, nguyên nhân…
Chú ý loại trừ đáp án do lỗi lệch thì giữa câu hỏi và đáp án lựa chọn. Ví dụ đáp án lựa
chọn chứa những tư như “ago” hay “last” nhưng câu hỏi lại hỏi thông tin ở tương lai,
thì đáp án không thể là lựa chọn này. Những từ “ago” hay “ last” được xem là những từ
nhiễu (distractor), là một bẫy phổ biến trong dạng thức đề thi.
Câu trả lời đúng có thể ở dạng “ I don’t know”/ I have no idea/ I don’t have any clue/ it
hasn’t been decided yet/ they didn’t say anything about it
Làm quen với những từ chỉ thời gian: daily/ next term/ not until next week…, những
cụm trạng từ chỉ thời gian bắt đầu bằng: when/ until/ after/ before/ as soon as/ not
until.
Nghe câu hỏi “Who”:
Tập trung nghe đối tượng – object của động từ theo sau Who.
Loại bỏ những lựa chọn bắt đầu bằng Yes/ No hoặc những câu có chứa thông tin
không liên quan, ví dụ thông tin về nơi chốn, nguyên nhân, thời gian
Câu trả lời có thể là dạng: “I don’t know/ I have no idea/ How would I know…”
Nếu động từ trong lựa chọn được nhắc lại chính xác như trong câu hỏi thì câu lựa
chọn đó có khả năng không chính xác
Để ý từ đồng âm khác nghĩa được dùng trong lựa chọn (similar sounding). Khả năng
không chính xác là rất cao.
Làm quen với những cụm từ chỉ vị trí, phòng ban trong một công ty (company
positions and departments).
Nghe câu hỏi “How”
Nhấn mạnh vào những từ để hỏi theo sau How: much, often, many, long, far…
Đối với những câu hỏi bắt đầu bằng How about…? Cố gắng hiểu câu hỏi đang muốn
đề xuất vấn đề gì, từ đó lựa chọn đáp án chính xác có chứa những cụm từ chỉ sự
chấp thuận (acceptance) hay từ chối (refusal).
Chú ý những từ đồng âm (similar sounding). Thường câu trả lời sẽ sử dụng những từ
đồng âm để đánh lừa thí sinh. Với những trường hợp này, thường câu trả lời chứa từ
đồng âm có tỉ lệ sai cao nhất.
Làm quen với những cụm chỉ cách làm hay phương pháp làm của một chủ thể nào đó,
những cụm từ: How+adj/ adv…
Nghe câu hỏi “Why”:
Tập trung vào động từ trong đáp án lựa chọn.
Tìm kiếm đáp án chứa những cụm từ hoặc mệnh đề nêu được nguyên nhân của câu
hỏi.
Đối với loại câu hỏi “why don’t we/you…”, cố gắng hiểu nghĩa của lời đề nghị và lựa
chọn đáp án chỉ sự đồng ý (acceptance) hoặc từ chối (refusal).
Câu trả lời đúng có thể là “I don’t know/ I have no idea/ how would I know”.
Cẩn thận với những lựa chọn sai bắt đầu bằng: because, for; những câu hỏi là “why
don’t we/ you…”. Đáp án cho loại câu hỏi này có thể bắt đầu bằng Yes/ No.
Làm quen với những cụm từ chỉ nguyên nhân, mục đích như: To-infinitive, so that, in
order to, in order that…cấu trúc: How come+S+Verb diễn đạt ý hỏi nguyên nhân. Đây
là một câu nghĩa Mỹ. “How come” nghĩa là “thế nào”, “ sao”.
Part 3 và Part 4: Conversation
Trước khi bắt đầu part 3 / part 4, các bạn sẽ được nghe phần hướng dẫn trong 30
giây. Tránh lơ đãng vì nếu mất tập trung bạn sẽ không thể nắm bắt được ý của cuộc
đối thoại ngay khi part 3 / part 4 bắt đầu.
Hãy phân tích thật nhanh loại câu hỏi trong đề thi và đoán xem đoạn đối thoại nói về
vấn đề gì. Hãy tập làm quen để nắm bắt được thể loại của câu hỏi được cho và cách
nghe mỗi thể loại.
Cách học Reading.600 Essential Words for Toeic Test: học Reading cũng chính là học ngữ pháp, là bổ trợ
cho nghe vì nếu không biết từ vựng thì bạn cũng không thể nghe hiểu được. Bài thi
TOEIC có vốn từ vựng chủ yếu liên quan đến văn phong nơi công sở hay giao tiếp
thường ngày, đặc biệt văn phong công sở thì các bạn phải biết khá nhiều từ vựng liên
quan đến phần đó mới làm bài được, do vậy cần làm kỹ các part Reading trong cuốn
600 Essential Words.
Kỹ năng làm phần Reading trong bài thi TOEIC
Những chủ điểm ngữ pháp, được ứng dụng cụ thể trong cơ cấu đề thi (part 5, 6, 7):
Hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn.
Hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.
Quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Tương lai đơn và tương lai gần.
Tương lai tiếp diễn và tương lai hoàn thành.
Adj – Adv vị trí, chức năng.
Adj – Adv comparision.
Gerund – Infinitive.
Relative Clause – Mệnh đề quan hệ.
Bị động.
Đại từ không xác đinh – Indefinite pronouns.
Conjuntions.
Câu điều kiện
Trên đây là hướng dẫn tự luyện thi dành cho các bạn bắt đầu học TOEIC, và có mục
tiêu đạt 300 – 350 điểm. Chúc các bạn sẽ có đủ quyết tâm, nỗ lực hết mình để theo
đuổi mục tiêu này của bản thân!